Đi kinh hành

Hỏi: Kính thưa Thầy, về đi hành thiền, các sư Miến Diện dạy theo dõi bốn động tác của một bước, chuyển, dơ, đưa và đạp, nên đi thật chậm, nếu đi mau thì niệm: “bước, bước”. Tâm luôn để ý vào bàn chân. Xin Thầy chỉ rõ cho con cách đi thiền hành. Con có dự định về Việt Nam để tập theo Thầy vài tuần cho quen rồi trở về Mỹ thực tập, xin Thầy cho con biết có thuận tiện cho thiền viện của Thầy không?

Đáp: Con đừng bắt chước đi kinh hành theo các nhà sư Miến Điện, trong kinh điển của Phật không có dạy đi kinh hành giống như một người bệnh đi không nổi. Đi như vậy có nghĩa là ức chế tâm quá mạnh buộc tâm phải gom vào từng động tác của bước chân đi.

Đạo Phật lấy tự nhiên mà tu tập, cho nên đức Phật dạy lấy đặc tướng mà tu. Vì mỗi người đều có đặc tướng riêng biệt nhau, người có tướng lùn đi chậm, nhưng lại có người lùn mà đi nhanh; người có tướng cao đi nhanh nhưng lại có người cao mà đi chậm. Do thế, chúng ta tùy theo đặc tướng tự nhiên đi chậm hay đi nhanh mà đi kinh hành theo tự nhiên đặc tướng riêng của mình thì mới tìm thấy sự giải thoát ngay liền, còn nếu chúng ta bắt buộc đi chậm quá mất tự nhiên tức là không giải thoát mà ngay từ bắt đầu tu là đã không giải thoát thì làm gì có giải thoát sau này.

Vậy con hãy đi tự nhiên theo đặc tướng của mình chậm thì đi chậm, nhanh thì đi nhanh, đi  đúng đặc tướng của mình là đã tìm thấy sự giải thoát ngay liền, nghĩa là không có bị gò bó bắt buộc.

Đi tự nhiên cứ theo pháp kinh hành tu tập đúng. Tu tập đúng từng bước đi con đã tìm thấy sự thanh thản, an lạc của tâm hồn con.

Con hãy về VN rồi đến tu viện tu tập, không có gì trở ngại cho tu viện, sau khi tu tập nắm vững căn bản đường lối cách thức, rồi con hãy trở về Mỹ tập luyện mới đúng cách xả tâm chứ không khéo con tu ức chế tâm mà không biết thì rất có hại về sau, vì con đường tu còn dài.

Trích Đường về xứ Phật X
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Và đây là bộ sách của Thầy Thích Thông Lạc mà tác giả Blog đã sưu tập (tạm thời), bạn có thể tải về: Click tại đây

Đăng nhận xét

0 Nhận xét