Vô cảm- căn bệnh trầm kha của xã hội

Có nhiều lý do để giải thích cho sự dửng dưng vô cảm của giới trẻ, trong đó, lý do cơ bản, chủ yếu nhất là xuất phát từ tâm lý “sợ”: sợ cái ác, sợ kẻ gian, sợ trách nhiệm, sự liên lụy đến bản thân, sợ lừa đảo…Vô cảm còn là hậu quả của lối sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa vật chất và lợi ích cá nhân theo kiểu “không phải chuyện của tôi” ngày càng bám rễ sâu vào hệ tư tưởng giới trẻ.

Nhưng thực ra, mầm mống sâu sa của căn bệnh vô cảm chính là cách giáo dục từ trong gia đình. Không ít bậc cha mẹ dạy con theo kiểu triết lý “mặc kệ nó” để tránh dính dáng đến người khác, tránh liên lụy đến bản thân. Triết lý sống này cũng được người lớn áp dụng trong cách cư xử với nhau để được an toàn, thậm chí còn tồn tại thứ vô cảm thấp hèn là lợi dụng tai họa của người khác để trục lợi cho bản thân. Gần đây tình trạng Hôi của trong nhiều vụ tai nạn đã xảy ra một cách công khai. Một số người chẳng những không giúp đỡ mà còn lợi dụng hoàn cảnh hỗn loạn sau tai nạn để xong vào nhặt tiền, nhặt ví, tư trang và túi xách,.. của nạn nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hóa đạo đức của giới trẻ, nhưng tựu chung, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục từ gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt

Nguyên nhân bản thân

Do bản thân của họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động; khi một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đpẹ không xảy đến đối với bạn thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và vô cảm trước cuộc đời. Họ không còn lòng tin vào điều tốt,, thế nên họ trở nên vô cảm trước những điều tốt đẹp trên cuộc đời này. Đối với họ nhà hàng xóm gặp hoạn nạn, có người thân mắc phải tệ nạn xã hội, họ cũng bàng quan không hay biết, không hỏi han, không an ủi. Trên đường đi, gặp người bị nạn họ bỏ đi, chẳng thèm quan tâm sống chết ra sao hoặc ngoảnh lại thì cũng để thỏa mãn tính hiếu kỳ, gương đôi mắt ếch nhìn chung quanh mà không hề giúp đỡ vì sợ họ phải gánh chịu trách nhiệm. Gặp kẻ bất hạnh, tàn tật nằm bên vệ đường, họ cũng chẳng thương xót mà còn tỏ ra khinh bỉ và rẻ rúng những người kém may mắn đó. Quả thật đó là những hành động đáng lên án

Hơn nữa sự cô cảm bắt nguồn từ lối sống ích kỉ, thực dụng, hưởng thụ là nguyên nhân khiến người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa. Hậu quả là, những xúc cảm đạo đức bị hạn chế, thậm chí bị triệt tiêu

THĂNG BÌNH

Đăng nhận xét

0 Nhận xét