Gia đình, với đa số người Viêt Nam, dù chung sống trong xã hội nào, gia đình vẫn tồn tại như đơn vị ở các xã hội súc vật hoặc còn bán khai, đó là chỉ tồn tại theo bản năng sinh tồn bái vật, và duy trì việc truyền giống mà thôi, ngoài ra KHÔNG CÓ NỖ LỰC TIẾN HÓA TRAU GIỒI, NUÔI DƯỠNG ĐẠO LÝ, NHÂN CÁCH, GIÁ TRỊ NHÂN BẢN cho CÁ NHÂN trong tương tác XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI.
Nhưng trong hầu hết tất cả các xã hội muôn loài, và ở mọi nền văn hóa, định chế gia đình luôn đóng một vai trò quan trong. Hơn thế nữa có rất nhiều nhà xã hội học cho rằng gia đình là khởi điểm đầu tiên của sự hình thành xã hội chúng ta ngày hôm nay. Qua sự chung sống, sinh hoạt của các thành viện trong gia đình đã biến loài người thành động vật cao cấp. Ở đời sống thú vật, gia đình chỉ mang ý nghĩa BẢN NĂNG sinh tồn và BẢN NĂNG bảo vệ sự truyền giống.
Gia đình của xã hội LOÀI NGƯỜI có những giá trị cao hơn nữa, đó là truyền lại, nâng cao cho thế hệ đi sau những khả năng đặc biệt như ngôn ngữ, tư tưởng, và trên hết là những giá trị sống do chính CON NGƯỜI TỰ ĐẶT RA, không phải để chỉ sinh tồn theo lý tính vật thể sinh động vật, mà chính là sự TỒN TẠI TINH THẦN của NỀN NHÂN BẢN.
Chính những điều này khẳng định sự độc nhất vô nhị của LOÀI NGƯỜI so với các sinh vật khác đang hiện hữu trên trái đất, và giá trị quan trong này được NUÔI DƯỠNG THĂNG TIẾN hay bị TRÌ TRỆ HỦY HOẠI phần lớn đều nằm ở trách nhiệm gia đình trong xã hội loài người. Vì ai trong chúng ta cũng biết “Gia đình là định chế căn bản của xã hội”, vì GIA ĐÌNH là nơi con người được SINH RA, NUÔI DƯỠNG về cả THỂ XÁC lẫn TÂM HỒN, trước khi hoàn toàn bước vào sinh hoạt độc lập để tác động chung trong XÃ HỘI rộng mở; và loài người đã trân trọng định chế này qua những lễ nghi cưới hỏi theo từng văn hóa.
Xã hội Việt Nam ngay hôm nay, dù đã hội nhập, đời sống vật chất đã thay đổi cập nhật, nhưng vẫn trì trệ lạc hậu, chậm tiến, hủ lậu và với không biết bao nhiêu tệ nạn.. Một phần rất lớn cũng do cách HÀNH XỬ TƯƠNG QUAN giữa cha mẹ con cái trong gia đình, và nhất là việc giáo dục con cái của hầu hết cha mẹ Việt Nam với biết bao nhiêu SAI TRÁI LẠC HẬU, do chính sự hiểu biết SAI TRÁI LẠC HẬU của bậc cha mẹ được truyền từ nhiều thế hệ qua, nhưng vẫn chưa hề được điều chỉnh rộng lớn. Nếu có những nỗ lực khai phá như Tự Lực Văn Đoàn đều bị thế lực chính trị quyền lực tìm đủ cách trấn áp triệt tiêu, vì chính những sai trái lạc hậu của định chế gia đình lại là lợi điểm, nền tảng vững chắc của quyền lực chính trị độc tài. Do đó nền chính trị độc tài phi nhân vẫn thường nuôi dưỡng sử dụng những sai trái lạc hậu này để tồn tại.. Và ở Việt Nam dĩ nhiên không là ngoại lệ.
NÃO TRẠNG NGHỊCH LÝ: Vọng Ngoại-Bài Tân-Bỉ Nội -Cổ Hủ
Hiện Tượng ngày hôm nay ở xã hội đất nước Viêt Nam, có không biết bao nhiêu trường mẫu giáo quốc tế, trường tiểu học Việt Úc, Trường Trung Học Việt Pháp, Đại Học Quốc tế, còn thiếu cái trường nào mà chưa có “Quốc tế” không vậy? Còn thiếu vật dụng nào trong gia đình và hàng ngày của chúng ta không là hàng NGOẠI không? Dẫu cũng có phần do mặc cảm tự ti thấp kém, nhưng cũng đúng thôi! Sính ngoại, vọng ngoại không nhất thiết là xấu là tai hại… vì sự thật mình tệ hại không bằng người, và phẩm chất của hàng ngoại cao và thật sự giá trị của những sản phẩm nội địa chưa thỏa đáng được nhu câu của người tiêu dùng. Vì chúng ta đã quen thói làm cho qua chuyện, làm cho có. Chỉ biết cái lợi trước mắt thôi, làm ăn theo kiểu thời vụ. Nhưng ở đây tôi không muốn đi sâu đề tài này vì sẽ vượt quá giới hạn mà người Việt Nam chúng ta muốn đọc.
Thế nhưng tại sao trong não trạng của những con người BIẾT và HIỂU để yêu chuộng cái hay, cái tốt cùa nước NGOÀI như trên lại có những suy nghĩ nhận định quái đản ngược ngạo thể hiện ra hàng ngày tại Việt Nam như thế này đây:
- “Bố ơi, bố làm vậy là không đưọc, vì nếu bỏ đi cái cột bê-tông này là sai hết kết-cấu của bản vẽ và có thể làm nhà sập!”
- “Nhà tao, tao xây gì bỏ gì là quyền tao, mày biết gì mà nói; Trứng mà đòi khôn hơn rận”! ”
Dù “quả trứng” là kiến trúc sư đã ra trường gần 10 năm kinh nghiệm, và đang làm việc cho một công ty xây dựng NƯỚC NGOÀI - và “Rận” thì ngoài tuổi già, còn học vấn chuyên môn chưa hết lớp 10!
- “Con biết không, thằng em con nó mê con bé A quá. Mẹ đọc được trong thư của con A viết cho em con là; “….sinh nhật em, món quà em mong không phải là nước hoa; túi sách, nữ trang như anh đã đoán. Em chỉ mong hôm đó có anh và được anh hôn em..” Mày nghĩ coi! Con gái con đứa mà như vậy, đúng là mất nết!”
- “Mẹ, tại sao mẹ lại đọc thư RIÊNG TƯ của bạn gái nó gửi cho nó?”
- “Tao là mẹ nó, tao có trách nhiệm theo dõi và bảo vệ nó!”
ĐỨA CON “nhỏ dại” kia năm nay mới “chưa đầy 22 tuổi”, đang được mẹ cho đi học tại trường đại học QUỐC TẾ. Và Mẹ có quan hệ yêu đương trai gái, lấy chồng và CÓ MANG, sinh con làm Mẹ ở cái tuổi đời “còn dại dột cần được bảo vệ,” mà theo quán lệ của NƯỚC NGOÀI đã thành người lớn đôc lập tự chủ “năm 21” tuổi đời, tuổi được ứng cử tham chính làm dân biều, bộ trưởng v.v
Ôi thôi! Một dân tộc biết cái HAY, cái TỐT, cái PHẨM CHẤT của NƯỚC NGOÀI, để yêu chuộng hàng ngoại đến thành căn bệnh SÍNH NGOẠI, thế mà về mặt tư tưởng suy nghĩ thì mục nát cổ hủ. không có chỗ cho một mặt hàng GIÁ TRỊ NHÂN PHẨM, TƯ TƯỞNG BÌNH ĐẴNG của NƯỚC NGOÀI nào chen lọt, chẳng hạn là tinh thần TÔN TRỌNG NHÂN PHẨM BÌNH ĐẲNG, tôn trọng TÍNH RIÊNG TƯ … ít nhất là chen lọt vào giữa quan hệ CHA MẸ và CON CÁI.
NHỮNG CÁI NGU TƯỞNG KHÔN TRONG TỤC NGỮ:
Với hai ví dụ nhỏ bên trên đã cho chung ta thấy rõ suy nghĩ ngược ngạo sai trái, phi lý của CÁC ĐẤNG CHA MẸ. Còn không biết bao nhiêu ví dụ trong cuộc sống hàng ngày, với những suy nghĩ cực kỳ nghịch lý được xuất phát từ những “CHÂN LÝ KHÔN NGOAN” của cả dân tộc được nuốt chửng hàng ngàn năm không hề kiểm nghiệm, vì nếu kiểm nghiệm đã bị chứng minh SAI BÉT..và chắc đã không còn tồn tại đến nay như những câu:
“Áo mặc không qua khỏi đầu”
Câu tục ngữ này, ngay ở nghĩa đen cũng chứng tỏ cha ông đời trước của chúng ta sai lầm kém cỏi. Việt Nam chúng ta xưa, nằm trong vùng ôn đới, có đủ bốn mùa nắng mưa lạnh giá v.v (Sau này DI CHUYỂN về phương NAM, rồi có thêm miền NAM, với sáu tháng mùa mưa và sáu tháng mùa nắng) thế nhưng dân tộc ta ngu độn tới độ không sáng tạo ra được cái áo lạnh phủ đầu phủ tai cho ấm, hay cái áo mưa phủ đầu. Để rồi KHÔNG THẤY CÁI ÁO NÀO mặc qua khỏi đầu, dù các dân tộc phía Bắc như Mông Cổ đã có. Điều này cũng minh chứng lớp cha ông Việt Nam kém giao lưu hoặc có giao lưu mà ngoan cố, thấy nhưng không học hỏi, không điều chỉnh. Phải đợi khi cho thằng Tây nó vào đè đầu rồi du nhập áo mưa, áo lạnh vào Việt Nam, mới biết thêm NHƯNG NHẤT ĐỊNH KHÔNG SỬA ĐỔI cái NGU NÀY. Do đó câu nói ngu ngược “Áo mặc không qua khỏi đầu” vẫn tồn tại như “chân lý”. Áo mưa, áo lạnh, áo gió, mà mặc không qua đầu thì lạnh mỏ ác lắm! (bù khú cho đời thêm vui).
Và nếu nghĩa bóng mà đúng là thế hệ con cái KHÔNG THỂ KHÔN HƠN thế hệ BỐ MẸ thì thế hệ đi sau mỗi ngày một ngu hơn thế hệ đi trước, vậy thì loài người bây giờ đang bốc cứt ăn vơi nhau! Hay thậm chí “lùi hóa” thành khỉ thành vượn, hoặc tệ hơn thành dòi hết cả rồi…
“Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
Đấy cũng là do thiển cận, nghĩa đen là vì thời đó không có tủ lạnh hay có băng tuyết để giữ cho cá tươi, nên phải ướp muối. Rồi ngay cả nghĩa bóng, cứ xét sự kiện lịch sử dễ thấy dễ hiểu nhất mà xem; chúng ta hãy cứ dựa vào cái khôn ngoan chân lý này rồi “hồ đồ” lên án rằng: Tất cả những ai theo Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo tại Việt Nam hiện nay đều là con cháu, dòng dõi của những đứa mất dạy hư hỏng cãi lời cha mẹ thuở trước. Không nghe lời cha mẹ họ vì họ chối bỏ tín ngưỡng tôn giáo trước đó của gia đình tổ tiên, để đi theo mấy lão sư Ấn Độ, Trung Hoa, rồi sau này lại đi theo một bọn cố đạo Tây phương, tôn giáo ngoại lai với cái tên là “Đại Thừa, Tiểu Thừa”, và “Công Giáo” Tin Lành Tin Dữ đủ trò. Vì nếu không MẤT DẠY TRĂM ĐƯỜNG HƯ ĐỐN như vậy, thì làm sao họ có thể theo một tín ngưỡng, tôn giáo mới được?
Ấy nhưng thực tế mấy ngàn năm, mấy trăm năm nay, có thấy họ trăm đường hư hỏng không? Hay là tốt đẹp hư hỏng là tùy người và do những nguyên nhân yếu tố khác, chứ KHÔNG PHẢI là do CÃI LẠI làm KHÁC ĐI, LÀM MỚI HƠN so với CHA MẸ?
ĐÀN ÁP KHỦNG BỐ CON CÁI:
Đấy cũng mới chỉ là hai ví dụ, trong rất nhiều câu nói chúng ta đươc nghe hàng ngày nơi cửa miệng của các cha mẹ Việt Nam. Họ nói như một cái máy bất chấp lý lẽ, không hề kiểm chứng thực tế, nhưng khi con cái chỉ cho họ cái sai của họ. Họ không thèm lắng nghe con cái mà ngược lại họ tìm đủ mọi cách, mọi giá đàn áp và khủng bố con cái khi con cái họ thể hiện được giá trị tinh thần TRÍ TUỆ, giá trị NHÂN PHẨM, NHÂN QUYỀN BÌNH ĐẲNG.
Trong mỗi lần cha mẹ “giáo dục” con cái mình, họ không từ bỏ bất cứ ngôn từ thô bạo tục tĩu nào: “Đồ óc heo, Địt mẹ mày thằng con mất dạy,”.v.v đây không còn là mạt sát mà là miệt thị và xúc phạm giá trị nhân phẩm của con cái.
Không còn hình thức đánh đập con cái nào tại Việt Nam không có, không còn món vũ khí hỏi cung nào mà cha mẹ Việt Nam không sử dụng: Roi tre, roi mây, roi đuôi cá đuối, roi giây điện,..ngày hôm nay nhân loại còn không cho phép con người dùng những biện pháp tra tấn như vậy với các tù binh chiến tranh. Đây là hành động đàn áp con người bằng bao lực và phi nhân tính.
Gian manh hơn nữa là họ dùng biện pháp phong tỏa kinh tế, bằng những hình thức: “Mày không làm ý tao thì từ mai trở đi không nhận đồng nào của tao” đây là việc làm gi đây? Đây chính là chính sách bóp bao tử, bao vây kinh tế. Dùng áp lực kinh tế để người khác tuân thủ làm theo ý mình, đó là một việc làm phi giáo dục.
Nếu không thành công nữa thì cha mẹ thường dùng biện pháp cuối khủng bố tinh thần, dùng tình cảm làm áp lực con tin: “Mày không nghe lời tao tao sẽ từ mày”. Về phương diện sinh vật học thì việc “từ con cái” là không thể, vì không cách nào cha mẹ có thể lấy đi hoặc thay đổi DNA của chính mình hoặc của con cái. Về mặt con người không thể nói một tiếng “từ con cái” hoặc “yêu con cái” thì là có tình cảm với con cái. Đây chính là hành động khung bố tinh thân với con cái. Mang tình cảm cha mẹ ra làm áp lực cho con cái.
Ở hầu hết các nước “NGOẠI” đều ngăn cấm và “trừng trị” nếu chỉ làm những điều đó với bất kỳ một ai, vì đó là vi phạm nhân phẩm, nhưng với người Việt Nam chúng ta cho đế hôm nay thì đó là chuyện hàng ngày tại hầu hết các gia đình.
CON CÁI LÀ ĐỒ TRANG SỨC:
Suy nghĩ và hành xử như thế, vậy thì Họ, các bậc cha mẹ nghĩ con cái họ sẽ học những cái gì nơi những thứ “quốc tế” ấy đây? Trong khi ƯỚC VỌNG, chủ đích, và lối “huấn luyện” của Họ chỉ có thể biến con cái Họ thành những nhân cách chỉ biết cúi đầu tuân phục “người trên” với tinh thần bái vật, trọng của cải, sính quyền lực. Như vậy chúng ta cũng “đoán” được là Họ gửi con cái đi học chỉ để có thêm phương tiện “gọi dạ bảo vâng” cao cấp hơn, và kiếm tiền nhiều hơn. Ôi quả thật vĩ đại thay một “hệ tư tưởng sống” của một dân tộc!
Mẹ kiếp! Thế là thế nào? Tiên sư bố nhà chúng nó! Họ muốn biến con cái của họ thành VẬT TRANG TRÍ, HÌNH NỘM hay MÁY MÓC? Con cái chỉ được phép làm theo cái mà HỌ muốn. Nhưng trong chính thế hệ của họ, có những người lúc thời non trẻ, từng là những người coi chuyện “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó “là cổ hủ,” sai trái áp chế! Chính họ có những kẻ từng “đả cựu nghinh tân”. Chính họ là những người mua cho con cái họ những bộ quần áo Tây. Chính họ là những người cho con cái họ học tại những trường QUỐC TẾ. Thế thì phải chăng trí não những người này đã bị biến dạng “teo lại” theo tuổi già? Hay là ngày xưa họ chỉ a dua mà không nhận thức, theo tính bày đàn của thời đại?
Họ chỉ muốn con cái thành ông bác sĩ, bà nha sĩ v.v theo ý nghĩ ước muốn đối trọng tăm tiếng, danh dự khen chê với hàng xóm, xã hội bên ngoài… Mà có bao giờ họ ngồi xuống lắng nghe nguyện vọng của những đứa con, những con người có ước vọng riêng tư, khả năng riêng biệt của chúng không? Hãy nhìn ánh mắt đầy kiêu hãnh của các ông bố bà mẹ khi đi bên cạnh và giới thiệu con mình: “Đây là B con tôi, cháu la Bác sĩ, dược sĩ…!” Không biết dùng từ nào diễn tả ánh mắt của họ lúc đó, nó giống như hai viên kim cương được chiếu đèn vào một đêm không trăng không sao LONG LANH RỰC SÁNG, tựa như hai bong đèn Pha của những chiếc Trực Thăng khi rọi bắt tội phạm.
Những nếu “buộc phải” đi cạnh một đứa con chỉ là công nhân, hay đang thất nghiệp thì thật bất hạnh cho họ khi có ai đó hỏi về con của họ, hai mắt của họ xụp xuống, như những đứa trẻ khi ăn vụng bị bắt quả tang. Ánh mắt họ đầy xấu hổ và tội lỗi khi phải thú thật là con mình chỉ là công nhân!
Các bạn thử nghĩ coi chuyện gì sẽ xảy ra nếu vì một lý do nào đó không còn những người làm việc hốt rác trên trái đất này, hay nói theo đúng qui cách kinh tế cung cầu là khi chúng ta có nhiều bác sĩ, nha sĩ, và thiếu công nhân hãng xưởng làm việc? Không chỉ là nỗi đe dọa sẽ sống chung với đống rác và vật giá leo thang khan hiếm, mà nghề hốt rác sẽ đắt giá, giá lao động công nhân sẽ cao và thu nhập bác sĩ, nha sĩ sẽ thấp xuống, cạnh tranh nhau chí chóe.. Và kết quả là chính một số trong những bác sĩ, nha sĩ này sẽ đổi nghề, thậm chí có thể thành những ông bà hốt rác, anh chị công nhân v.v Tất cả chỉ là nhu cầu và đáp ứng hỗ tương của xã hội kinh tế.
Vì vậy chúng ta thấy rõ trong xã hội không có nghề nào cao quý hơn nghề nào. Mỗi nghề nghiệp đều có giá trị riêng và giá trị cống hiến cho xã hội ngang nhau; và nhân phẩm con người, dù họ làm bất cứ công việc gì, cũng đều bình đằng. Nhưng chỉ có nhân cách hành xử, sự thể hiện đạo lý lương tâm chức nghiệp của mỗi cá nhân trong tương quan xã hội mới phân biệt xấu tốt, khinh trọng giữa con người. Hành xử bất lương phi nhân thì làm nghề gì, chức vụ gì cũng hạ cấp đáng khinh.
Vì vậy chúng ta không lạ gi khi nghe tin một thanh niên Việt Nam sống tại Mỹ giết chết mẹ mình vì lý do bị mẹ bắt đi học y khoa! Và chẳng hiếm hoi gì các thanh niên Việt Nam tự tử khi thi vào đại học..vì không thể học được khi không đúng năng khiếu ý nguyện! Và cũng có không biết bao nhiêu người thành nghiệp, thành danh cống hiến cho xã hội nhân loại trong biết bao lãnh vực khác, mà không phải là bác sĩ nha sĩ, kỹ sư, như chúng ta vẫn đang chứng kiến khắp nơi trên quả đất này.
QUAN NIỆM QUYỀN LỰC CỦA CHA MẸ TỪ ĐÂU MÀ CÓ?
Con cái, nói cho cùng, là kết quả “trò chơi tiêu khiển tình dục” của cha mẹ. Đứa con không hề được hỏi ý kiến có muốn ra đời hay không? Thế mà ngày hôm nay trong tiềm thức của cha mẹ Việt Nam vẫn còn ý niệm:
“Công ơn sinh thành” và như vậy “Tao sinh ra may được thì giết mày được”..
Xét xem, hầu hết các tín ngưỡng tôn giáo đều cấm hành động phá thai, giết người dưới mọi hình thức, hành động phá thai đã bị cấm huống chi giết đứa con đã ra đời!? Hay về luật pháp thì hầu hết các nước “tiên tiến” đều cấm phá thai sau tháng thứ 3 (vì sau tháng thứ 3 bào thai đã cảm nhận được thế giới bên ngoài và đã đuợc coi là con người) ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ sức khoẻ của người mẹ không cho phép, đứa bé có thể bị những khuyết tật khi ra đời v.v..Tại sao? Chính vì GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI của CON NGƯỜI và GIÁ TRỊ này KHÔNG THUỘC QUYỀN SỞ HŨU của BỐ MẸ.
Chính vì vậy mà “Quyền Lực sở hữu đứa con” của cha mẹ trên thực tế rất giới hạn. Nhưng trách nhiệm của cha mẹ thì rất lớn, đó là nuôi dưỡng và tôn trọng con cái như là một con người, bởi vì sao vậy? Vì ngay từ khi cất tiếng khóc đầu đời thì đứa con đã là một thành viên chính thức của gia đình và xã hội với đầy đủ mọi giá trị nhân phẩm như mọi thành viên khác đã có mặt trước nó. Giá trị nhân phẩm này KHÔNG LÀ SẢN PHẨM hay SỞ HŨU của BỐ MẸ. Và GIÁ TRỊ NHÂN PHẨM này được tiềm thức thừa nhận qua thể hiện tình thương, sự vun vén, chăm sóc, giáo dục con cái, chứ không phải vì con cái là một món đồ vật hay một cục bột để cha mẹ nhào nặn theo ý mình muốn. Vì thế, niềm tự hào, sự hãnh diện của cha mẹ chính là tạo được điều kiện cho con cái phát triển tòan bộ kỹ năng riêng tư của chúng, và quan trong hơn, cha mẹ cưu mang thiên chức chỉ cho con cái biết rõ giá trị làm người của chúng.Cho nên cha mẹ phải tôn trọng con cái như một chủ thể độc lập, phải bỏ đi cái quan niệm con cái thuộc quyền sở hữu của cha mẹ như một vật dụng.
Nhưng chính vì hiện nay trong tiềm thức của rất nhiều cha mẹ Việt Nam vẫn còn tư tưởng sai lầm là họ có quyền “sinh - sát” con cái nên mới có những hiện tượng coi con cái như những vật sở hữu của họ để đánh bóng, hay làm đồ trang sức cho chính họ và họ có quyền tra tấn khủng bố con cái về thể xác lẫn tinh thần như họ muốn.
CHA MẸ LÀ NHỮNG TÊN CÔNG AN ĐẦU TIÊN:
Cho tới hôm nay vẫn còn tồn tại những cách giáo dục con cái hủ lậu như tôi đã trình bày trên, thì chúng ta thấy rõ sự tác động cha mẹ không chỉ có ảnh hưởng tới con cái tới năm chúng 18 tuổi hay 21 tuổi, khi chúng đã trưởng thành mà sẽ đi liền suốt cuộc đời của con cái và sự bất cập trong giáo dục con cái có thể có liên hệ tới nhiều thế hệ đi sau nữa. Vì con cái quý vị sẽ lại giáo dục con cái chúng như chúng đã được cha me chúng giáo dục ngày nào trước đây.
Qua các cách “giáo dục” sai lầm được trình bày ở các phần trên đã biến con cái thành một người thụ động, chỉ còn biết “tuân lệnh” người trên như một cái máy, tuân thủ quyền lực của kẻ mạnh một cách tuyệt đối, tính chất vấn, khả năng tư duy độc lập hoàn toàn bị tiêu diệt ngay từ trong gia đình bởi cha mẹ.
Chính cha mẹ là những người đầu tiên thay cho bọn cầm quyền “tẩy não” con cái, biến con cái thành những kẻ “tự nguyện làm nô lệ” chỉ còn tuân phục kẻ trên một cách tuyệt đối và đàn áp những người yếu hơn mình.
Vì vậy mà bọn cầm quyền luôn nỗ lực đẩy mạnh cách “giáo dục” này. Trước kia thì lấy những cái “tam tòng tứ đức” “Tam cương ngũ thường”, và ngay nay thì chúng không ngừng đưa ra, đề cao những giá trị ảo, nào là bằng cấp, địa vị xã hội, coi trọng giá trị vật chất và quyền thế… chúng vun đắp cho cách “giáo dục” con cái hủ lậu, độc tài của cha mẹ, để biến cha mẹ thành những người “công an” đầu tiên răn đe ngăn cản và trừng phạt con cái mình thoát ra được cảnh “tự nguyện làm nô lệ” mà cha mẹ chúng đã và đang vô tâm vui vẻ chấp nhận.
Khi con cái mới chớm dự định làm những việc có lợi ích chung cho cộng đồng thì chính cha mẹ là những người đầu tiên ngăn cản, với những “triết lý” thật uyên bác cao minh là “ăn cơm nhà làm chuyện vác tù và hàng tổng”.
Nhưng chỉ cần một chút suy nghĩ nhìn lại trên bàn thờ nơi trang trọng nhất của mỗi gia đình Việt Nam thì chúng ta thấy ngay nghịch lý, họ đang thờ phượng những người “ăn cơm nhà làm chuyện vác tù và hàng tổng” như: Giê Su; Thích Ca, thậm chí cũng có thể kể luôn Karl Marx, Engel, và hầu hết các vĩ nhân thực sự trong lịch sử nhân loại, những người đã khai hóa và thúc đẩy cho nhân loại tiến bộ; tất cả đều là những người “ăn cơm nhà làm chuyện vác tù và hàng tổng”!
Gia đình của Việt Nam vẫn là nơi hun đúc những toan tính so đo vật chất, trong đó cá nhân được huấn luyện sống ích kỷ bảo thủ lợi nhuận, và ngược lại khước từ chối bỏ và triệt tiêu giá trị sống, giá trị tự thân như nhận thức nhân quyền, dân quyền, tự do, dân chủ. Gia đình của Việt Nam, trong đó Cha mẹ vẫn hành xử như những tên bạo chúa, duy trì tính nô lệ thuần phục, và hủy diệt mầm nhân bản, sức sáng tạo khai phá nơi con cái. Những ý thức về nhân phẩm, tự do, dân chủ dân quyền, nhân quyền đều bị triệt hạ từ trứng nước, bằng mọi thủ đoạn cần thiết.
Cách Giải Quyết Vấn Nạn Trong Việc Giao Dục Con Cái Của Người Việt Nam:
Qua những phân tích trên chúng ta thấy rõ sự bất cập trong việc giáo dục con cái của người Việt Nam đóng một vai trò rất lớn trong vấn nạn trì trệ phát triển của xã hội Việt Nam ngày hôm nay, vì vậy việc thay đổi cách giáo dục con cái của người Việt Nam là một trong những điều cấp thiết cần phải thay đổi. Việc làm này không chỉ với các quý vị đang là cha mẹ, mà hơn thế nữa là thế hệ các bạn trẻ, những người sẽ là cha mẹ trong tương lai rất gần.
Với những người đang là cha, là mẹ:
Dưới đây là một số ĐỀ NGHỊ các bạn trong cách giáo dục con cái, hy vọng sẽ giúp được cho các bạn một ít hành trang trong thiên chức tự nguyện nhưng quan trọng đang chờ đón các bạn:
• Tạo cho con cái một cái nhìn tổng quát của sự việc, trình bày cho chúng bằng dẫn chứng cụ thể để chúng có thể nhận ra được kết quả của sự việc. Không áp đặt, cho dù bất cứ điều gì, có nghiã là mọi quyết định trong gia đình đều được thảo luận và lấy ý kiến chung của mọi người, con cái cảm nhận được sự bình đẳng, giá trị nhân phẩm và nhân quyền của mình được tôn trong, làm như vây cha mẹ sẽ giúp cho trẻ định hình tính tự chủ, lòng tự tin ngay tại trong gia đình, đó là những yếu tố quyết định cho sự thành công của con cai sau này.
• Tạo cơ hội gần gũi con cái qua những hình thức như: Những cuộc nói chuyện với con cái, sinh hoạt gia đình đi chơi, bữa ăn gia đình.v.v. qua đó cha mẹ nghe được những tâm tư nguyện vọng của con cái. Để gần gũi con cái mình hơn.
• Tìm kiếm, động viên khuyếnh khích con cái phát huy những khả năng, tư duy của riêng mình, vì mỗi cá nhân có những mặt mạnh riêng biệt. Sự đam mê chỉ có khi con người ta làm việc mà họ yêu thích, và khi làm việc với sự đam mê thì chắc chắn sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp.
• Khen thưởng con cái khi nó đạt được một thành quả nào đó cho dù kết quả đó có nhỏ bé như thế nào! Vì đây là động lực để con cái làm tốt hơn nữa trong tưong lai. Và phải công bằng không thiên vị với con cái, thưởng phạt phải công minh.
• Cho con cái những lời khuyên, hướng giải quyết khi nó gặp khó khăn, những phải để con cái chọn lựa cách giải quyết khó khăn của chúng. Vì như vậy chúng mới có thể rèn luyện được tính tư duy độc lâp, và khả năng quyết đoán trước mọi vấn để trong cuộc sống sau này.
• Điều tối kỵ là không nên dùng bạo lực trong bất kỳ trường hợp nào, vì bạo lực không những chẳng giải quyết vấn đề mà còn làm gương xấu cho con cái về bạo lực sau này, và chỉ khiến con cái thành thụ động, ù lì, làm thui chột tính tự tin, năng lực sáng tạo.
Trọng trách của cha mẹ trong việc giáo dục con cái thật nặng nề vì nó không chỉ có ảnh hưởng tới sự thành công - thất bại của một con người mà hơn thế nữa sự tác động vào xã hội. Vì cha mẹ không chỉ đào luyện một “người con” trong ý nghĩa yêu thương, mà là nuôi dưỡng một chủ thể tương lai của xã hội nhân loại.
Tuy nhiên, theo tôi nghĩ nó cũng rất dễ dàng nếu cha mẹ giáo dục con cái luôn dựa trên: Tình yêu – sự tôn trọng và lắng nghe con cái. Khi các bạn luôn tâm niệm rằng đứa bé không chỉ là con của các bạn mà là một con người. Thì tôi tin chắc các bạn sẽ thành công trong việc giáo dục con cái. Mến chúc các bạn trẻ thành công trong xứ mạng thiêng liêng làm cha, làm mẹ của các bạn.
Với các người con:
“Không ai có thể cứu mình khi mình không biết tự cứu mình”, nếu như chính các bạn là nạn nhân của cách giáo dục sai lầm trên mà các bạn không biết cất tiếng nói tự bảo vệ lấy chính mình thì tôi nghĩ khó có thể có ai giúp các bạn nói đúng hơn là không có ai có thể giúp các bạn.
Khi các bạn bị đối xử bất công do cách giáo dục hủ lậu mà tôi nêu trên, hay do một hủ lậu trong cách giáo dục con cái mà tôi khiếm khuyết không nêu ra được, mà các bạn chỉ biết im lặng cam chịu, không dám nói cho cha mẹ biết những sai trái, bất cập của cha mẹ, đó là chính các bạn tự đồng ý và hơn thế nữa tiếp sức cho việc tự biến bản thân thành cái máy chỉ biết làm theo lập trình, bạn có thể biến thành tất cả mọi thứ những không phải thành cái mà chính bạn muốn chở thành. Nếu những lúc như vậy các bạn tự an ủi mình; mình sẽ dậy con cái của mình khác với cha mẹ mình, thì đây không phải tự an ủi mình nữa mà là tự lừa dối mình.
Vì nếu thực sực vậy thì không còn những bất cập trong cách giáo dục con cái của người Viêt Nam mà tôi nêu trên, vì những điều bất cập ấy không phải mới có từ thế hệ của cha mẹ các bạn. Mà nó đã tồn tại từ rất lâu rồi trong cách giáo dục của người Việt Nam từ rất nhiều thế hệ trước, và tôi tin chắc là chính cha mẹ của các bạn cũng đã từng hy vọng như các bạn; “ mình sẽ dậy con cái của mình khác với cha mẹ mình”. Nhưng rồi các bạn thấy họ đã làm gì khi họ là cha, là mẹ; họ có làm khác đi không hay lại làm y như cha mẹ họ đã làm với họ?
Vì vậy khi đứng trước những cái bất cập, sai trái trong cách giáo dục con cái của chính cha mẹ mình, chính các bạn phải cất tiếng nói, phải chỉ ra cho cha mẹ thấy những sai trái của cha mẹ. Trình bảy thẳng thắng nhưng không hỗn, nói bắng lý lẽ, dẫn chứng không như cha mẹ luôn chỉ áp đặt không cần biết đến lý lẽ. Muốn làm được điều này thì các bạn luôn phải biết chất vấn mọi vấn đề.
Không bao giờ “dạ cho có” – “vâng lấy lệ”, mặc dù biết điều đó là hoàn toàn sai và phi lý, nhưng chỉ vì nghĩ trong đầu; nói cũng vậy cha mẹ trước sau gì cũng không tôn trọng y kiến của mình. Vì cứ như vậy lâu ngày sẽ thành thói quen không những chỉ là thói quen của cha mẹ là át đặt các bạn mà hơn thế nữa các bạn cũng quen dân và tính đối kháng, tư duy độc lâp của các bạn sẽ chết đi và rồi vô tình tới một ngày nào đó các bạn sẽ làm với con cái các bạn rập khuôn không khác gì cha mẹ các bạn đã làm với các bạn.
Quên ngay ý nghĩ; “người lớn bao giờ cũng đúng” nếu có nơi các bạn, vì hầu hết tất cả mọi cái sai, bất cập, tiêu cực trong mọi xã hội hiện nay như chiến tranh, ô nhiễm môi sinh, bất cập của giáo dục con cai trong gia đính.v.v. đều do người lớn gây ra không phải do các người trẻ như các bạn. Vì vậy không thể nghĩ “người lớn luôn đúng” mà đúng ra là người lớn thường luôn sai và sai trầm trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sông không chỉ trong giáo dục con cái.
Sau cùng tôi cầu mong các bạn thành công trong công cuộc cách mạng về cách giáo dục trong gia đình, và tin tưởng vào sự thành công của các bạn. Vì biết các bạn là thế hệ trẻ rất thông minh chỉ cần một chút can đảm, một chút tự tin là tôi tin chắc các bạn sẽ thành công không những trong công cuộc cách mạng về giáo dục trong gia đình, mà sẽ còn là những người con tuyệt vời. Các bạn hãy luôn nhớ:
“Việc làm hôm nay của các bạn không chỉ quyết định cho riêng tương lai của các bạn, mà còn cho cả tương lại của xã hội nơi các bạn đang sống và không chỉ thế còn là quyết định cho tương lai của nhưng thế hệ đi sau các bạn”.
Nguồn: Blog Nhân-Chủ
0 Nhận xét